Những mẹo nhỏ giúp tiết kiệm điện hơn khi sử dụng điều hoà

Rate this post

Điều hòa ‘ngốn’ điện thế nào trong mùa nắng nóng

Một gia đình sử dụng bình thường khoảng gần 700.000 đồng tiền điện, hóa đơn vào mùa nóng có thể tăng lên tới hơn 1,3 triệu đồng. 

Theo nghiên cứu của Viện KHCN Nhiệt – Lạnh, ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2018, vào mùa hè, người dùng tại Việt Nam tiêu thụ điện nhiều hơn trung bình khoảng 50%. Phần lớn do các thiết bị không thể thiếu như điều hòa, quạt trong khi tủ lạnh và những thiết bị làm mát khác cũng phải tiêu tốn nhiều điện năng hơn do nhiệt độ môi trường tăng cao. 

Ngoài ra, trong năm 2019, EVN cũng bắt đầu tăng giá điện từ ngày 20/3 vừa qua, đúng thời điểm chuẩn bị đợt nắng nóng trong hè. Điều này sẽ khiến hóa đơn tiền điện của nhiều nhà sẽ tăng đột biến hơn so với các tháng đầu năm. Trước đó, theo tính toán của Bộ Công Thương, tiền điện phải trả thêm của mỗi hộ gia đình là 7.000-77.200 đồng một tháng nếu sử dụng dưới 400 số điện (kWh) theo cách tính giá mới. 

Tăng giá điện kết hợp vào mùa nắng nóng, tiền điện sẽ nhiều hơn đáng kể trong những tháng tới. 

Nghiên cứu cho thấy tại Việt Nam, điều hòa chiếm dao động từ 28 đến 64% (tính trung bình là 40%) so với tổng điện năng tiêu thụ trong một hộ gia đình. Vào mùa nắng nóng, do sử dụng điều hòa liên tục, lượng điện năng tiêu thụ sẽ tăng trung bình khoảng 50%. Lấy ví dụ một gia đình bình thường dùng khoảng 300 số điện, tương đương khoảng 690.000 đồng theo cách tính giá mới thì đến mùa nóng, lượng điện tiêu thụ có thể lên đến 500 số điện, tương đương khoảng 1,32 triệu đồng, tức là gần gấp đôi so với mức thông thường. 

Theo tính toán, một máy điều hòa 12.000 BTU mỗi giờ tiêu thụ khoảng một số điện. Nếu chạy liên tục trong 10 tiếng, lượng điện tiêu thụ sẽ là từ 6 đến 8 số điện nếu tính theo hệ số phụ tải là 0,6. Con số cụ thể phù thuộc vào điều kiện cách nhiệt của phòng, độ thoáng của phòng cũng như nhiệt độ ngoài trời. Mỗi tháng, một điều hòa như vậy sẽ tốn thêm khoảng 200 số điện. Vì vậy, vào mùa nóng, sử dụng điều hòa hợp lý sẽ giúp người dùng tiết kiệm điện đáng kể. 

Để nhiệt độ thấp không giúp máy làm lạnh nhanh hơn. 

Khi nhiệt độ ngoài trời tăng chỉ một độ C, điện năng tiêu thụ của điều hòa sẽ tăng thêm từ 1,5 đến 3% tùy vào loại máy và cách sử dụng. Tương tự, nếu nhiệt độ cài đặt làm lạnh cho điều hòa hạ thấp xuống 25 độ C từ mức 26 độ C, điện năng tiêu thụ cũng lớn hơn 1,5 đến 2,5%. 

Để tiết kiệm điện, người dùng cần để mức nhiệt độ tốt nhất là từ 26 đến 28 độ C. Nhiệt độ điều hòa cũng nên chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời từ 10 đến 12 độ C là hợp lý về tiêu thụ điện. Việc để nhiệt độ thấp không khiến điều hòa làm lạnh nhanh hơn mà chỉ khiến tốn điện, hại máy và không đảm bảo sức khỏe. Trong trường hợp chưa đủ mát, người dùng có thể bật thêm quạt gió kết hợp, sẽ giúp tiết kiệm điện khoảng 2 đến 3% điện năng so với việc bật điều hòa ở mức nhiệt thấp hơn. 

Với phòng sử dụng điều hòa, các chuyên gia cũng khuyên nên để một chậu nước nhỏ vừa làm lan tỏa khí mát vừa giúp đỡ khô da hơn. Người dùng cũng cần cẩn trọng với các máy phun sương tạo ẩm khi sử dụng trong phòng điều hòa bởi nếu không được kiểm soát, độ ẩm có thể quá lớn, gây hại sức khỏe. 

Điều hòa bị bẩn hoặc sử dụng quá lâu cũng là nguyên nhân gây lãng phí điện năng. Sau một thời gian sử dụng, các lưới lọc gió và hốc đẩy gió lạnh thường bị bẩn, thậm chí rêu mốc khiến máy lạnh hoạt động kém hiệu quả, tốn điện gây hại sức khỏe. Thực tế, việc vệ sinh giàn lạnh khá đơn giản, có thể tự thực hiện và nên làm sau khoảng 3 đến 5 tháng.

Điều hòa sau thời gian dài sử dụng, cả giàn nóng và giàn lạnh đều có các lá tản nhiệt bị mềm, trong khi gas lạnh có thể bị hao hụt, dầu máy bị bẩn cũng như các chi tiết cơ khí bị mài mòn. Hiệu quả làm lạnh có thể bị giảm tới 10 đến 15%. Việc bảo trì vệ sinh đúng cách sẽ giúp kéo dài tuổi thọ điều hòa. Thông thường, điều hòa có hạn dùng từ 7 đến 15 năm theo nhà sản xuất. Nếu vào mùa nóng, dùng điều hòa từ 5 đến 10 tiếng mỗi ngày, vệ sinh đúng cách, hạn dùng có thể lên đến 15 năm. 

Điều hòa dùng máy nén biến tần Inverter tiết kiệm điện hơn đáng kể so với điều hòa thường. 

Điều hòa sử dụng máy nén biến tần (Inverter) tiết kiệm điện hơn đáng kể so với điều hòa thông thường. Với nhu cầu sử dụng gia đình, văn phòng nhỏ (điều hòa thường sử dụng khoảng 30 đến 70% tải), điều hòa biến tần tiết kiệm điện hơn hẳn điều hòa thường, tối đa tới 28% điện năng. Chỉ với các trường hợp sử dụng thời gian quá ngắn hoặc điều hòa phải chạy liên tục 100% công suất, điều hòa biến tần mới không phát huy được tác dụng, thậm chí tốn điện hơn do phải “nuôi” bộ biến tần. 

Điều hòa khi không sử dụng cũng vẫn gây tốn điện. Các thiết bị điện tử như quạt, điều hòa, TV, khi tắt máy thì bảng điều khiển, một số linh kiện vẫn phải hoạt động ở chế độ chờ và gây tiêu tốn năng lượng. Với điều hòa, nếu không ngắt hẳn nguồn điện cấp, lượng điện tiêu thụ vào khoảng 8 đến 20 Watt mỗi giờ, tương đương một bóng đèn LED nhỏ. Con số này không hề nhỏ nếu sử dụng nhiều điều hòa hay các thiết bị điện khác. 

5 mẹo giúp hóa đơn điện không tăng vọt khi dùng điều hòa

Nếu phải ra ngoài phòng một lát, cứ để điều hòa chạy sẽ kinh tế hơn nhiều so với việc tắt đi và bật lại.

Theo Japantoday, mỗi khi bật điều hòa, nó sẽ tiêu thụ điện năng cao nhất khoảng 900 W, và phải mất 30 phút tới một giờ trước khi ổn định ở mức thấp khoảng 200 W. Do vậy, nếu thời gian ra ngoài ngắn, để điều hòa chạy sẽ kinh tế hơn nhiều so với việc tắt đi và bật lại. 

Ngoài ra, 4 yếu tố sau cũng giúp hóa đơn tiền điện nhà bạn không tăng vọt khi dùng điều hòa: 

1. Đặt nhiệt độ 27-28 độ

Vào mùa hè, nhiều người có thói quen hạ nhiệt độ xuống càng thấp càng tốt, để mát nhanh và thích cảm giác mát sâu, nhưng việc này sẽ rất tốn điện. Theo Fujitsu General, khi bạn tăng một độ điều hòa, bạn sẽ tiết kiệm được khoảng 10% lượng điện sử dụng.

Tại Nhật Bản, nhiệt độ thích hợp nhất là từ 27 đến 28 độ C. Đối với Việt Nam, các chuyên gia cho biết mọi người cũng nên để điều hòa ở mức đó. Nhiệt độ điều hòa trong nhà đặt càng cao thì càng ít tốn điện, do tải lạnh giảm, thời gian chạy máy ít hơn, hiệu suất máy cao hơn.

Người Nhật sử dụng nhiều biện pháp để tiết kiệm tiền điều hòa trong mùa hè. Ảnh: Japantoday.

2. Để chế độ quạt gió thổi tự động

Nhiều người hay điều chỉnh quạt gió thổi mạnh vào một hướng nhất định để lấy được nhiều hơi lạnh, nhưng làm như vậy sẽ gây lãng phí, thậm chí còn ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Do đó, nên bật quạt thổi ở chế độ tự động, khi đó gió sẽ phân bố đều, lên xuống, trái phải và giúp tiết kiệm điện điều hòa vì công suất thổi tự động của quạt nhỏ hơn các chế độ khác.

3. Vệ sinh bộ lọc 2 tuần một lần là tốt nhất

Làm sạch bộ lọc trong máy điều hòa của bạn ít nhất một lần/tháng (sau hai tuần vệ sinh một lần là tốt nhất). Việc này không chỉ khiến điều hòa bền, chạy tốt mà còn tiết kiệm tiền đáng kể.

4. Kết hợp dùng thêm quạt

Lưu thông không khí trong phòng với một chiếc quạt sàn vào mùa hè. Điều này giúp tỏa khí lạnh hiệu quả hơn nhiều so với việc chỉ dùng điều hòa.

Tham khảo: sửa điều hoà electrolux , bảo dưỡng điều hoà electrolux

ĐIỆN MÁY ELECTROLUX TRUNG TÂM DỊCH VỤ SỬA CHỮA & BẢO HÀNH ELECTROLUX

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo
0977 310 310